Chat hỗ trợ
Chat ngay

Giải pháp chẩn đoán điều trị chấn thương tủy sống hiệu quả

Giải pháp chẩn đoán điều trị chấn thương tủy sống hiệu quả

Tìm hiểu về chấn thương tủy sống

Chấn thương tủy sống là gì?

Chấn thương tủy sống là bệnh liên tổn thương tủy sống hoặc dây thần kinh. Đây là dạng chấn thương nghiêm trọng. Dạng chấn thương này gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Ngoài ra, đây cũng có thể là tình trạng chấn thương ở cuối cột sống. Dạng chấn thương này có thể gây di chứng. Di chứng thường là liệt cả hai tay và hai chân. Một số trường hợp chỉ ảnh hưởng phần chân.

Chấn thương tủy sống khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn. Bệnh có tác động xấu đến tâm lý, cảm xúc và tinh thần của bệnh nhân. Bệnh còn ảnh hưởng đến gia đình bệnh nhân.

Nguyên nhân gây chấn thương tủy sống?          

Người già có thể bị chấn thương tủy sống do loãng xương hoặc sau những cú ngã nhẹ. Người bình thường có thể bị chấn thương tủy sống do nhiều yếu tố khác nhau.

Nguyên nhân gây chấn thương tủy sống bao gồm:

- Chấn động đột ngột vào phần xương sống

- Gãy hoặc tác động lực đè ép lên đốt sống

- Bị thương, bị tai nạn, té ngã,...

Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân không do chấn thương mà do các bệnh khác gây ra như:

-  Viêm khớp

- Ung thư

- Các bệnh lý về mạch máu

- Viêm sưng

- Thoái hoá đĩa đệm cột sống

Tổng hợp yếu tố thông dụng gây chấn thương tủy sống

Có thể tổng hợp một vài yếu tố thông dụng gây chấn thương tủy sống như:

Tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông do va chạm ô tô, xe máy là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chấn thương tủy sống. Nguyên nhân này chiếm gần như một nửa số ca chấn thương tủy sống được chẩn đoán mỗi năm.

Té ngã

Tình trạng té ngã để lại di chứng gây chấn thương tủy sống thường xảy ra ở người cao tuổi, sức khỏe suy giảm, hệ xương khớp yếu. Hiện nay, các ca chấn thương tủy sống do té ngã là 10% ở người trên 65 tuổi.

Đánh nhau hoặc bị ảnh hưởng bởi các hành vi bạo lực

Nguyên nhân gây chấn thương tủy sống do đánh nhau hoặc bị ảnh hưởng bởi các hành vi bạo lực chiếm khoảng 12% các ca chấn thương tủy sống. Đa số sau va chạm, bệnh nhân thường chủ quan khiến bệnh ngày một nặng hơn.

Chấn thương do vận động thể thao hoặc tham gia các hoạt động giải trí

Việc tập luyện thể thao và tham gia hoạt động giải trí liên quan đến các hoạt động thể chất chiếm 10% các ca chấn thương tủy sống. Những ca chấn thương này thường đau nhẹ, đau âm ỉ, đau kéo dài khiến người bệnh chủ quan, không đi khám chữa kịp thời.

Sử dụng rượu, bia và chất kích thích

Sử dụng rượu, bia và chất kích thích cũng có thể dẫn đến tình trạng chấn thương tủy sống. Dù không nhiều nhưng nguyên nhân này ước tính chiếm khoảng từ 1% đến 4 % các ca chấn thương tủy sống được phát hiện mỗi năm.

Bệnh lý

Bệnh nhân mắc các bệnh như ung thư, viêm khớp, đau dây thần kinh, loãng xương và viêm tủy sống có nguy cơ chấn thương tủy sống cao hơn so với người bình thường.

Dấu hiệu và triệu chứng chấn thương tủy sống

Dấu hiệu chấn thương tủy sống

Dấu hiệu của chấn thương tủy sống còn phụ thuộc vào vị trí và độ nặng của chấn thương, cụ thể:

- Yếu cơ hoặc bị liệt một bộ phận cơ thể

- Không kiểm soát được vận động

- Mất cảm giác ở vùng bị tổn thương

- Huyết áp bất thường

- Mất khả năng cầm nắm

- Mất khả năng di chuyển

- Mất cảm giác

- Khó nhận biết nóng, lạnh

- Thường xuyên đau, nhói dọc sống lưng

- Thường xuyên tê rát, nhức mỏi dọc sống lưng

Triệu chứng chấn thương tủy sống

Chấn thương tủy sống có một số triệu chứng điển hình như:

- Cảm thấy có áp lực ở đầu

- Cảm thấy đau nhức ở cổ

- Cảm thấy đau lưng ở vị trí cột sống

- Suy yếu chức năng vận động

- Rối loạn tứ chi

- Ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân bị mất cảm giác

- Khó khăn trong sinh hoạt

- Khó khăn trong làm việc

Giải pháp chẩn đoán chấn thương tủy sống

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng bệnh lý có thể diễn biến khác nhau. Nếu có một trong các dấu hiệu và triệu chứng chấn thương tủy sống, bệnh nhân nên gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra.                                                                               

Bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị tốt nhất. Bác sĩ có thể kiểm tra chức năng và cảm giác của người bệnh. Bệnh viện sẽ lưu lại thông tin bệnh lý của người bệnh để theo dõi.

Trong trường hợp người bệnh không giữ được tỉnh táo, tinh thần mất kiểm soát. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Các xét nghiệm này bao gồm:

- X-quang: Để xác định các vấn đề về đốt sống, gãy xương, khối u hoặc chấn thương khác ở cột sống

- Chụp CT: Để cung cấp thông tin chính xác về hình ảnh cắt ngang của hệ thống xương, khớp, đĩa đệm hoặc các vấn đề liên quan

- Chụp MRI: Nhằm xác định máu đông hoặc các khối áp lực đang đè lên tủy sống

Sau khi tiến hành xét nghiệm bác sĩ có thể cho bệnh nhân nhập viện để thực hành các liệu pháp chữa trị, giảm sưng, giảm đau. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thần kinh toàn diện để xác định mức độ tổn thương. Dựa vào đó, chuyên viên y tế sẽ và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý khi đưa người bệnh chấn thương tủy sống bị va chạm tai nạn đến bệnh viện

Một số vấn đề cần lưu ý khi đưa người bệnh nghi ngờ bị chấn thương tủy sống do va chạm tai nạn đến bệnh viện:

- Không được tự ý nâng đỡ bệnh nhân

- Không tự ý di chuyển người bị thương nặng do va chạm mạnh

- Nên gọi cho đội ngũ cấp cứu để được hướng dẫn nâng đỡ bệnh nhân đúng cách

- Không tự ý nắn hoặc chỉnh lại cột sống bị tổn thương

- Không tự ý chuyển đổi tư thế bệnh nhân vì có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn, điển hình như liệt toàn thân

- Dùng khăn mềm để giữ đầu và cổ của người bị thương đúng cách

- Cố gắng không để bệnh nhân tự di chuyển cho đến khi nhận được sự chăm sóc y tế

- Sơ cứu cơ bản

- Cầm máu cho bệnh nhân

- Cố gắng làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái

Giải pháp điều trị chấn thương tủy sống

Cho đến thời điểm hiện tại, khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị và các liệu pháp toàn diện có thể điều trị triệt để chấn thương tủy sống. Việc điều trị chỉ giúp ngăn ngừa và hạn chế các triệu chứng chấn thương.

Bệnh nhân điều trị chấn thương tủy sống sẽ được bác sĩ áp dụng kết hợp những phương pháp sau, điển hình như.

Điều trị bằng thuốc

Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, thuốc điều trị chấn thương tủy sống thường bao gồm những tác dụng phụ như xuất hiện đông máu. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc, dùng thuốc nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.

Cố định cột sống

Người bệnh bị chấn thương tủy sống cần cố định cột sống bằng dụng cụ chuyên dụng. Dụng cụ này sẽ giữ cho cột sống thẳng, không xiêu vẹo. Trong một số trường hợp khác , người bệnh cần sử thêm dụng cụ nâng cổ để giữ phần đầu và cổ ở tư thế an toàn.

Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh đang điều trị chấn thương tủy sống cần sử dụng thêm giường ngủ đa năng chuyên dụng. Điều này sẽ giúp hạn chế cơ thể vận động trong lúc ngủ.

Đối với những trường hợp chấn thương tủy sống gây ra vấn đề liệt hoặc yếu cơ, người nhà bệnh nhân cần dùng thêm các thiết bị như xe lăn điện, các công cụ, đồ dùng điều khiển bằng máy tính để tiên chăm sóc người bệnh.

Phẫu thuật

Thông thường việc điều trị bằng phẫu thuật sẽ được chỉ định trong trường hợp cần lấy dị vật hoặc đĩa đệm bị thoát vị ra khỏi đốt sống. Phẫu thuật trong điều trị chấn thương tủy sống cần thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa.

Phương pháp này có tác dụng ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, phẫu thuật cũng được áp dụng với một số trường hợp cần giảm áp lực đè nén lên cột sống người bệnh.

Điều trị chuyên khoa

Hiện tại các nhà khoa học đang có gắng để tìm ra cách ngăn chặn, hạn chế và kiểm soát viêm bệnh chấn thương tủy sống. Tuy nhiên, vẫn chưa có liệu pháp tốt nhất để áp dụng rộng rãi cho mọi trường hợp.

Do đó, bệnh nhân bị chấn thương tủy sống cần được chăm sóc trong chế độ đặc biệt. Người bệnh nặng nên được đưa đến bệnh viện chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình để được chăm sóc và điều trị tốt nhất.

Lời kết

Chấn thương tủy sống là một trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng. Người bệnh cần nhận có sự chăm sóc đặc biệt từ nhân viên y tế. Do đó, người nhà bệnh nhân không tự ý di chuyển hoặc sơ cứu nếu không có chuyên môn.

Trong những trường hợp như vậy, việc sử dụng gường đa năng để nâng đỡ và giữ đúng tư thế cho bệnh nhân là phương pháp tốt nhất để hạn chế di chứng bệnh về sau. Nếu gia đình bạn có người thân có dấu hiệu và triệu chứng của bênh chấn thương tủy sống, bạn nên chuẩn bị sẵn sản phẩm này để kịp thời xử lý khi có vấn đề phát sinh.

Thông tin về giải pháp chẩn đoán điều trị chấn thương tủy sống hiệu quả trong bài viết mong rằng sẽ hữu ích với bạn. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ sau để được tư vấn cụ thể và chi tiết về sản phẩm ghế đa năng dành cho người điều trị chấn thương tủy sống.

Liên hệ

Địa chỉ Shop ở Thành Phố Hồ Chí Minh (TPHCM)

243/2/2 Chu Văn An - P.12 - Q.Bình Thạnh, TPHCM
(Nếu không tìm được, vui lòng gọi để shop chỉ đường).
Chưa có chi nhánh ghế bệt tatami Hà Nội ( Comming soon ...)

Điện thoại

Email

ghengoibetvn@gmail.com

Giờ mở cửa

08:00 - 18:00

Hình ảnh tại showroom GheNgoiBet.com

Hãy đến và trải nghiệm ngay các dòng sản phẩm ghế thư giãn đa năng của shop.